7 vụ tấn công đẫm máu nhất ở châu Âu
Chất liệu bọc ghếTạm dừng 2 nút giao trên cao tốc Mai Sơn - QL45: Mong người dân thông cảm
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi Bộ GT-VT, UBND tỉnh Bình Phước và Đồng Nai thông báo ý kiến của Phó thủ tướng Trần Hồng Hà về việc nghiên cứu kiến nghị của tỉnh Bình Phước về chủ trương đầu tư mở rộng tuyến đường tỉnh 753 kết nối đường tỉnh 761 của tỉnh Đồng Nai qua cầu Mã Đà.Theo văn bản, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Thông báo số 117-TB/VPTW ngày 13.1.2025 của Văn phòng T.Ư Đảng về việc nghiên cứu đề xuất, kiến nghị của tỉnh Bình Phước về chủ trương cho tỉnh Bình Phước đầu tư mở rộng tuyến đường tỉnh 753 kết nối đường tỉnh 761 của tỉnh Đồng Nai qua cầu Mã Đà.Phó thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ GT-VT chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan khẩn trương thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (văn bản số 3266/VPCPCN ngày 9.5.2023); nghiên cứu, đề xuất phương án kết nối giao thông tối ưu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 2.2025. Trước đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đồng ý kiến nghị của Bộ GT-VT về đầu tư tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước với Đồng Nai; đồng thời, giao Bộ GT-VT phối hợp với các địa phương liên quan sớm triển khai đầu tư các tuyến đường kết nối để đáp ứng nhu cầu vận tải vùng Đông Nam bộ và kết nối với vùng Tây nguyên, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh trong khu vực.Về phương án đầu tư tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước với Đồng Nai, Bộ GT-VT cho biết, tuyến đường có điểm đầu tại TP.Đồng Xoài (Bình Phước), đi trùng với đường tỉnh ĐT.753 khoảng 15 km; đoạn cuối tuyến được nghiên cứu theo 2 hướng tuyến.Phương án 1, do UBND tỉnh Bình Phước đề xuất có hướng tuyến đi qua cầu Mã Đà, sang địa phận tỉnh Đồng Nai, tiếp tục đi theo các tuyến đường địa phương và kết nối với đường Vành đai 4 TP.HCM tại TP.Biên Hòa (Đồng Nai). Tổng chiều dài khoảng 76 km, trong đó khoảng 31 km đi qua vùng lõi khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai.Phương án 2, do Bộ GT-VT nghiên cứu, hướng tuyến nối với đường Đồng Phú - Bình Dương và đường Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng (đều thuộc tỉnh Bình Dương đang đầu tư xây dựng), tiếp tục xây dựng mới 15,5 km để kết nối với đường Vành đai 4 TP.HCM tại H.Bắc Tân Uyên (Bình Dương), tổng chiều dài khoảng 71 km.Bộ GT-VT đánh giá, phương án do bộ nghiên cứu có hướng tuyến kết nối từ TP.Đồng Xoài đến đường Vành đai 4 TP.HCM rất thuận tiện, chiều dài ngắn, kinh phí đầu tư thấp và tận dụng được các tuyến đường địa phương đã và đang được đầu tư; hạn chế tối đa ảnh hưởng đến khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai.Theo Bộ GT-VT tuyến đường này xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải vùng Đông Nam bộ và kết nối với vùng Tây nguyên, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh trong khu vực cũng như sớm hình thành tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước với Cảng hàng không quốc tế Long Thành, Cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu...
Ô tô Ấn Độ Force Gurkha giá gần 20.000 USD, cạnh tranh Suzuki Jimny
“Dù có nóng đến mấy mình cũng phải cố chịu chứ đâu còn sự lựa chọn nào khác. Mình đang là sinh viên, chi phí sinh hoạt mỗi tháng ba mẹ cho có hạn, mà đến quán cà phê có máy lạnh tránh nóng thì gọi ly nước rẻ nhất cũng 25.000 - 30.000 đồng. Số tiền đó gần đủ để mình đi chợ nấu ăn được 2 bữa. Cho nên hôm nào nắng quá, ở phòng trọ không chịu nổi thì mình ghé thư viện trường học bài cho mát thôi”, Tiên kể.
Vào buổi sáng, mọi người cần tránh những thói quen sau:Với nhiều người, thức dậy khi có tiếng chuông báo thức vào buổi sáng là điều không hề dễ dàng. Một số có thói quen đặt lại báo thức để được ngủ thêm vài phút. Tuy nhiên, hành động này là không nên, theo theo chuyên trang sức khỏe Medical News Today (Anh).Mỗi lần ngủ lại thì chúng ta sẽ bắt đầu một chu kỳ ngủ mới. Tuy nhiên, việc thức dậy đột ngột sau đó chỉ vài phút sẽ làm gián đoạn chu kỳ ngủ. Tình trạng này khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi, uể oải, thậm chí nhức đầu. Thay vào đó, các chuyên gia khuyến cáo chỉ nên đặt báo thức một lần và không nên ngủ lại.Một số người có thói quen vừa thức dậy đã mở điện thoại và lướt mạng xã hội hay kiểm tra email. Hành động này là không nên khi vừa thức dậy, não bộ chưa kịp khởi động và tỉnh táo. Hệ quả là khiến chúng ta dễ bị căng thẳng trước cả khi bộ não tỉnh táo hẳn. Thay vào đó, mọi người hãy hít một hơi thở thật sâu, duỗi người, uống một ít nước hoặc phơi nắng sớm vài phút rồi hãy dùng điện thoại.Uống cà phê trước khi ăn sáng, lúc bụng đang đói sẽ gây hại nhiều hơn là lợi. Vì cà phê tác động xấu đến dạ dày, làm tăng mức hoóc môn căng thẳng cortisol, dễ dẫn đến cảm giác bồn chồn, lo lắng. Cách tốt là uống một ly nước sau khi thức dậy, ăn sáng rồi hãy uống cà phê.Một thói quen xấu mà không ít người mắc là không ăn sáng. Nhiều trường hợp không ăn sáng do sợ trễ giờ làm, giờ học. Đôi khi, không ăn sáng có thể làm giảm đường huyết, khiến cơ thể mệt mỏi, thậm chí ngất xỉu.Một số người không thấy đói và cảm thấy ổn khi không ăn sáng. Tuy nhiên, một tác động họ ít ngờ tới là bỏ bữa sáng sẽ khiến mức đường huyết trong máu giảm và kích thích cảm giác thèm ăn ngọt, tinh bột, chất béo trong phần còn lại trong ngày, theo Medical News Today.
Hệ thống Trường quốc tế Á Châu đạt kiểm định quốc tế CIS
Năm 2024, trong bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục biến động phức tạp, Việt Nam vẫn giữ vững cục diện đất nước hòa bình, ổn định và phát triển. Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trong cuộc trả lời phỏng vấn báo chí đã nhấn mạnh: "Việt Nam được dư luận quốc tế coi là một trong những điểm sáng của khu vực".Phó thủ tướng cho biết, trong năm 2024, Việt Nam đã tiến hành tổng cộng 60 hoạt động đối ngoại, trong đó có 21 chuyến thăm tới các nước và tham dự các hội nghị đa phương; đón 25 đoàn lãnh đạo các nước thăm Việt Nam, ký kết mới hơn 170 thỏa thuận hợp tác trên nhiều lĩnh vực, nhất là các lĩnh vực có nhu cầu và lợi ích.Trong năm nay Việt Nam đã nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện với các đối tác lớn như Úc, Pháp, Malaysia, nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược với Brazil, thiết lập quan hệ đối tác toàn diện với Mông Cổ và UAE. Bên cạnh đó, với việc thiết lập quan hệ ngoại giao với Malawi, Việt Nam đã chính thức có quan hệ ngoại giao với tất cả các nước châu Phi, nâng các nước có quan hệ ngoại giao lên 194 nước"Các hoạt động đối ngoại được triển khai một cách chủ động, tích cực, đạt nhiều kết quả thực chất, tạo nên tầm vóc đối ngoại mới, tạo đà thuận lợi cho đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc", ông Sơn khẳng định.Chia sẻ về đối ngoại, ngoại giao Việt Nam trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, đối ngoại đóng vai trò quan trọng, định vị Việt Nam thuận lợi trong dòng chảy của thời đại và kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để phục vụ cho sự vươn mình của đất nước."Yếu tố bảo đảm cho sự vươn lên của dân tộc là môi trường chiến lược hòa bình, hữu nghị, hợp tác thuận lợi cho phát triển. Do đó nhiệm vụ của đối ngoại là làm thế nào củng cố, giữ vững cục diện này vững vàng trước các biến động, tạo điều kiện cho đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới", Phó thủ tướng nhấn mạnh.Bên cạnh đó, đối ngoại có thể đóng vai trò kiến tạo, động lực, mở ra các cơ hội mới cho đất nước vươn mình. Trong đó đối ngoại đóng vai trò kết nối nội lực với ngoại lực, trong đó nội lực là cơ bản, lâu dài, ngoại lực là quan trọng, đột phá.'Việt Nam có khả năng, điều kiện tham gia nhiều hơn nhưng cũng được kỳ vọng đóng góp nhiều hơn cho hòa bình, phát triển và giải quyết các vấn đề chung của nhân loại, góp phần xây dựng và bảo vệ trật tự quốc tế công bằng, bình đẳng dựa trên luật pháp quốc tế", Phó thủ tướng khẳng định.Phó thủ tướng Bùi Thanh Sơn chia sẻ thêm, tầm vóc lịch sử và văn hóa, vị thế chính trị và kinh tế của đất nước tạo điều kiện cho việc phát huy "sức mạnh mềm" của dân tộc. Đồng thời, để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới đòi hỏi cần xây dựng nền đối ngoại, ngoại giao ngày càng toàn diện, hiện đại, chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu của giai đoạn mới.Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, ngoại giao kinh tế tiếp tục đóng góp tích cực vào những thành tựu kinh tế chung của đất nước dù kinh tế thế giới còn trong giai đoạn khó khăn.Trong năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu dự kiến cán mốc kỷ lục mới hơn 800 tỉ USD; Việt Nam tiếp tục là một trong những nước tiếp nhận FDI lớn nhất thế giới; đón hơn 15,8 triệu lượt khách du lịch quốc tế trong 11 tháng đầu năm, tăng 44% so với cùng kỳ năm 2023.Bên cạnh đó, theo Phó thủ tướng, gần 6 triệu người Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại hơn 130 quốc gia là bộ phận không thể tách rời của dân tộc.Nguồn đầu tư, kiều hối, tri thức của kiều bào thực sự là những nguồn lực quan trọng cho phát triển đất nước với 421 dự án FDI và tổng vốn đăng ký 1,72 tỉ USD tại 42/63 tỉnh, thành; nguồn kiều hối dự báo đạt 16 tỉ USD năm 2024.